BÍ QUYẾT LÀM NÊN MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG
Đã bao giờ bạn làm bài thuyết trình, và nhận về những lời nhận xét như: không rõ ràng, thiếu ý, chưa thu hút,…Hay là khi bạn thuyết trình mà tự dưng đầu lại tự nhiên rỗng tuếch mặc dù trước đó đã chuẩn bị rất kỹ?
Đó đều là những vấn đề rất hay gặp phải khi chúng ta phải trình bày về điều gì đó trước đám đông. Dưới đây sẽ là 5 điều mà không phải ai cũng sẽ nói cho bạn biết để có thể hoàn toàn làm chủ kỹ năng này.
#1: Slide không phải càng nhiều chữ càng tốt
Nhiều người cho rằng, mình càng truyền tải được nhiều thông tin trong 1 trang chiếu thì càng tốt. Nhưng thực ra, việc này sẽ khiến cho người nghe bị “ngợp” thông tin, dẫn tới sự chán nản, mất tập trung vào bài thuyết trình.
Chính vì thế, bạn hãy lược bỏ bớt những chi tiết “nhiều chữ”, rồi thêm hình ảnh minh họa hoặc sơ đồ tóm tắt vào bài thuyết trình. Như vậy, chúng ta có thể làm tăng sức thu hút và hấp dẫn cho bài thuyết trình.
#2: Tập luyện thật nhiều lần
Dù là một học sinh hay là MC chuyên nghiệp thì đều sẽ có những tâm lý nhất định khi bắt đầu thuyết trình, chỉ khác là người MC có nhiều kinh nghiệm hơn nên họ sẽ xử lý mượt mà hơn. Chỉ có việc tập luyện thật nhiều, bạn mới có thể vững tâm lý để thực hiện bài thuyết trình suôn sẻ nhất có thể.
Bạn có thể gây ấn tượng với người tham gia bằng cách mở đầu gián tiếp thông qua những trend, phim ảnh,…
Tất nhiên để làm được điều đó thì bạn sẽ phải nắm được các sự kiện nổi bật gần với bài thuyết trình, do đó bạn có thể tìm hiểu các công cụ sau: Các công cụ giúp ích cho việc tối ưu thu hút người xem
#3: Khơi gợi sự hưởng ứng của người nghe
Một bài thuyết trình thành công là phải có sự trao đổi qua lại của cả 2 phía. Bạn hãy thật khéo léo bố trí các hoạt động trao đổi thông tin xuyên suốt từ đầu tới buổi thuyết giảng, để người tham dự không chỉ là nghe, mà còn là suy ngẫm, hiểu sâu hơn vấn đề, từ đó mới đạt được hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức hay nội dung.
#4: Ghi nhận sự đóng góp của người tham gia
Sau khi thực hiện việc trao đổi thông tin với người nghe, bạn hãy ghi nhận công khai sự đóng góp của họ bằng 1 lời cảm ơn, 1 tràng pháo tay, hay vài món quà nho nhỏ. Việc này sẽ khiến người nghe phần nào cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ càng tập trung nhiều hơn vào bài thuyết trình.
#5: Dự đoán trước và trả lời những câu hỏi có thể
Chắc chắn sẽ có những câu hỏi được đặt ra, vì vậy bạn cùng nhóm của mình hãy thử đặt mình vào vị trí của người nghe, rồi sau đó suy nghĩ thêm những câu hỏi để bạn tự trả lời. Như vậy bạn sẽ càng tự tin vào phần thuyết trình của mình.
Bài viết thuộc bản quyền của: Người Trẻ Làm Nên Nghiệp Lớn
Quyển sách khuyên đọc: Khéo ăn khéo nói có được thiên hạ