Một nghiên cứu năm 1998 ở trường Đại Học Colombia bởi một giáo sư – Claudia. Cô ấy mời những học sinh lớp 5 đưa cho những bộ xếp hình rất thử thách. Cho dù đó nỗ lực ít hay nhiều thì cô cũng dành lời khen cho chúng. Sau khi xếp xong thì cô ấy nói với một nửa nhóm rằng lý do mà chúng đạt được điểm cao hơn nhóm còn lại là bởi vì chúng rất thông minh và tài năng. Nhóm còn lại thì cô nói rằng lý do chúng đạt được điểm cao bởi vì chúng làm việc chăm chỉ.
Sau đó, cô lại tiếp tục giao cho hai nhóm 3 loại xếp hình dễ, trung bình và khó. Nhóm được khen là thông minh thì dành phần lớn thời gian để xếp những loại dễ và ít thời gian đối với những loại khó. Đối với những loại xếp hình khó thì chúng bắt đầu nản và cho rằng chẳng chút hứng thú nào cả. Nhưng ngược lại nhóm được khen làm việc chăm chỉ thì lại dành nhiều thời gian để giải quyết những xếp hình khó và quyết tâm phải giải ra cho bằng được. Càng khó chúng lại quyết tâm làm cho bằng được và cảm thấy rằng trò này cực kỳ thú vị.
Vậy chúng ta học được gì từ thí nghiệm này?
Có một khái niệm gọi là Vị trí kiểm soát (Locus of control). Nghĩa là mức độ mà họ tin rằng họ có khả năng kiểm soát những kết quả, sự kiện trong cuộc sống của họ.
Những học sinh được nói rằng chúng thông minh khiến chúng tin rằng vị trí kiểm soát đến từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là những thứ mà chúng không làm được đến từ những yếu tố bên ngoài. Ngược lại những đứa trẻ được nói rằng chúng làm việc chăm chỉ thì tin rằng vị trí kiểm soát đến từ bên trong. Nghĩa là kết quả của chúng phụ thuộc vào việc chúng nỗ lực như thế nào. Mọi việc xảy đến đều từ bên trong chúng.
Nếu như bạn muốn giữ được động lực thì phải hiểu rằng mình toàn quyền kiểm soát động lực của mình chứ không phải những thứ xảy đến bên ngoài như may mắn, kết quả tốt, thăng chức, môi trường. Ngược lại nếu như bạn tin rằng động lực đến từ bên trong và mọi thứ xảy đến đều có thể kiểm soát được thì tự nhiên sẽ sinh ra một loại động lực dài lâu và bền vững.
Đối với một nhân viên bán hàng nhưng lại không bán được hàng. Những người mà nghĩ rằng vị trí kiểm soát đến từ bên ngoài họ sẽ đổ lỗi rằng do trời mưa, cuối tuần người ta nghỉ, người ta bận và tất cả những thứ đó đều đến từ những thứ bên ngoài. Khi đó, họ sẽ cảm thấy chán nản, mất động lực và dẫn đến việc bỏ cuộc. Nhưng ngược lại, những người tin rằng vị trí kiểm soát đến từ bên trong thì họ sẽ nghĩ rằng mình chưa làm việc chăm chỉ, mình chưa đủ thân thiết với khách hàng, mình chưa tạo niềm tin trước khi bán. Họ nghĩ rằng quyền kiểm soát sẽ đến từ chính họ. Dẫn đến việc họ sẽ thay đổi những hành động mà khiến cho họ không đạt được kết quả.
Đối với những học sinh khi được điểm kém, những học sinh nghĩ rằng vị trí kiểm soát đến từ bên ngoài thì thường có xu hướng đổ lỗi cho thầy cô dở, thiếu may mắn, sự thiếu công bằng, đề khó. Tất nhiên, khi chúng càng đổ lỗi cho những thứ bên ngoài mà chẳng liên quan gì đến họ thì hầu như chúng lại chẳng thay đổi hành động mà xuất phát từ sự thật là mình lười học, chuẩn bị bài chưa kỹ hay thiếu kiên trì.
Cho dù là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay sếp đi chăng nữa, nếu như muốn duy trì động lực thì luôn tư duy rằng mình có tất cả quyền kiểm soát. Bất kỳ sự việc nào đi chăng nữa, thậm chí đôi lúc còn chẳng phải do lỗi của mình nhưng khi nghĩ rằng mình có toàn quyền kiểm soát thì bạn sẽ thay đổi những hành động để đạt kết quả tốt hơn trong lần sau.
Vậy làm thế nào để ứng dụng việc tin rằng vị trí kiểm soát đến từ bên trong mình?
Chẳng hạn, bạn thấy sức khoẻ mình không tốt hoặc cả ngày làm việc thiếu năng lượng thì đều đến từ việc bạn vẫn chưa có một chế độ ăn phù hợp cũng như tập luyện thể dục thể thao.
Khi bạn bắt đầu từ nghĩ vị trí kiểm soát từ bên trong thì kết quả này đến từ mình. Thế nên, bạn sẽ bắt đầu dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao và bớt uống nước ngọt, cafe hay thức ăn nhanh. Thay vào đó, bạn ăn những thức ăn lành mạnh hơn. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy mình nhiều năng lượng, sức khoẻ tốt hơn và tinh thần cũng vui vẻ hơn. Cảm xúc mà bạn có được từ kết quả đó sẽ thôi thúc bạn làm nhiều hơn để có lại được cảm giác đó.
Chúc các bạn sẽ luôn luôn tràn đầy năng lượng và động lực để thực hiện những mục tiêu của riêng mình.
Nguồn: Người Trẻ Làm Nên Nghiệp Lớn