Tự kỷ ám thị (tự mình che mắt) hay tự thôi miên (Autosuggestion) tự tâm niệm là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người, là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ.
Đơn giản hơn, những gì được nạp vào tâm trí mỗi ngày đến khi ăn sâu vào tiềm thức sẽ ảnh hướng đến hành động cũng như hướng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, vì rất có thể nó sẽ thành hiện thực.
Tự kỷ ám thị tích cực sẽ giúp chúng ta sống tích cực hơn, kiến tạo một cuộc đời hạnh phúc và thành công. Ngược lại tự kỷ ám thị tiêu cực giống như một loại thuốc độ giết chết tương lai, thậm chí còn gây họa cho xã hội nữa.
Nhìn ở một góc độ hàn lâm, tự kỷ là một căn bệnh, triệu chứng của rối loạn tâm thần dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Và khi một người bình thường bị ám ảnh bởi sự tự kỷ ám thị tiêu cực sẽ dẫn đến những hệ quả vô cùng lớn, vì hằng ngày luôn gieo vào tâm thức những điều lệch lạc, đi ngược với sự phát triển chung của nhân loại, của đạo lý.
Khác hoàn toàn với tự kỷ tích cực, người tích cực sẽ đủ tỉnh táo để phân biệt được đúng sai, đạp đổ những tiêu cực xung quanh và rất ít bị dao động. Những người chịu ảnh hưởng của tự kỷ ám thị tiêu cực luôn tiêu cực và suy nghĩ vẩn vơ.
Biểu hiện của những người đó như sau: than trời trách đất vì số phận không được tốt, xem cả thế giới nợ mình, ai đó nợ mình, tất cả mọi người đều sai chỉ có mình là đúng, ai cũng quay lưng với mình hoặc tệ hơn chính là cho rằng bản thân mình vô dụng, không có ích gì cả.
Ở đây có một vài ví dụ cho sự tự kỷ ám thị tiêu cực từ cấp độ nhẹ đến nặng:
Đã bao giờ, khi quyết định một vấn đề mà còn chưa nắm rõ, mơ hồ nhưng lại được khuyến khích thực hiện bởi những người xung quanh không? Nếu những lời khuyến khích có ý đồ xấu thì dẫn đến những quyết định thiếu sáng suốt và hậu quả cũng khá trầm trọng. Các trường hợp bạn dễ gặp nhất khi bị ám thị (thôi miên đám đông) là ở các hội nghị, các câu lạc bộ giao lưu gặp gỡ ở các câu lạc bộ khởi nghiệp, công ty bán hàng đa cấp (trá hình), mô hình mỹ phẩm trả góp và tà giáo (ví dụ như Hội Thánh Đức Chúa Trời).
Đó là cá nhân và sẽ dẫn đến nhiều sự tổn thất dây chuyền. Hoặc như năm 2010, trang báo Thể Thao và Văn Hóa có một bài viết về đội bóng Bordeaux tiếp tục rơi tự do: Tự kỷ ám thị. Bài viết đưa ra một luận cứ về sự tự kỷ ám thị tiêu cực lan ra khắp cả đội bóng khiến họ dẫn đến họ có những suy nghĩ họ chỉ là một đội bóng bình thường mà thôi.
Mặc dù trước đó Bodeaux là một đội bóng xuất sắc sau vòng 1/8 Champions League, tức có thể coi họ như một điển hình về việc phân phối sức lực một cách khoa học. Rồi sau khi thể lực cạn kiệt vì các trận đá bù, để rồi thất bại nối tiếp thất bại, dẫn đến sự tụt dốc thảm hại về mặt tinh thần.
Tệ hơn là nếu tự kỷ ám thị tiêu cực đó biến thành trầm cảm và dẫn đến những ca tử vong không mong muốn khi chủ thể suy nghĩ lệch lạc không có hướng giải thoát khỏi những bí bách và rồi những cái chết thương tâm xảy ra.
Và còn tệ hại hơn nữa khi tự kỷ ám thị tiêu cực đó tạo ra những kẻ biến thái gây ra những cái chết hàng loạt như các tên sát nhân, những thành phần tự cho mình là người quyết định cuộc đời người khác… Nguy hiểm đến nỗi các nhà đạo diễn sử dụng nó như một chất liệu cảnh báo trên phim. Như bộ phim Hình cảnh của TVB vào năm 2010, một cảnh sát rất giỏi sau khi bị tù oan và được minh oan, anh ta tiếp tục làm việc và bắt đầu có những suy nghĩ cực đoan hơn, cho rằng mình chính là người thay mặt luật pháp để trừng trị hung thủ khi không đủ chứng cứ buộc tôi. Anh ta luôn tự ám thị rằng mình mới là người chấp pháp và được quyền dùng tư hình và gây ra hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình phá án của cảnh sát.
Quả thật, tự kỷ ám thị tiêu cực là một loại độc dược từ suy nghĩ và những điều được gieo vào suy nghĩ mỗi ngày mỗi ngày. Nếu không có cách nào điều chỉnh thì nó thật sự sẽ giết chết tương lại cũng như cuộc đời của một người.
Nguồn: Người Trẻ Làm Nên Nghiệp Lớn